Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhiều có tốt không?

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả vượt trội khi được áp dụng trong nhiều liệu pháp điều trị và làm đẹp. Tuy nhiên, việc tiêm PRP nhiều lần có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của việc tiêm PRP, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và những lưu ý để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là liệu pháp y học tái tạo tiên tiến sử dụng cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể để phục hồi các mô mềm bị tổn thương, bao gồm gân, cơ và dây chằng.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là gì

Tiểu cầu chứa một lượng lớn các yếu tố tăng trưởng như IGF, KGF, VEGF… Những yếu tố này có khả năng thúc đẩy sự tăng sinh tế bào, kích thích hình thành mạch máu mới, tăng sản xuất collagen và nguyên bào sợi, giúp phục hồi các tổn thương và cải thiện da một cách toàn diện. Nhờ vậy, hiệu quả điều trị đạt được vượt trội so với việc sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị thông thường khác.

Nguồn gốc của huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

PRP có nguồn gốc từ chính máu của người điều trị, được tách chiết và cô đặc để gia tăng nồng độ tiểu cầu, giúp kích thích quá trình tự phục hồi của cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả:

  • Lấy khoảng 30ml máu, sau đó ly tâm thu được huyết tương chứa lượng tiểu cầu gấp 2-7 lần so với huyết tương bình thường
  • Sau đó, lượng PRP này sẽ được tiêm vào vùng cần điều trị, giúp kích thích tăng sinh tế bào mới và hồi phục các mô bị tổn thương.

Nhờ tính chất tự nhiên và hiệu quả cao, PRP ngày càng được ưa chuộng trong các phương pháp điều trị phục hồi và tái tạo.

Nguồn gốc huyết tương giàu tiểu cầu

Cơ chế hoạt động của huyết tương giàu tiểu cầu

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hoạt động theo nhiều cách. Đầu tiên, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) khởi động quá trình làm lành vết thương bằng cách giải phóng các yếu tố tăng trưởng chuyên biệt, từ đó kích hoạt và khuếch đại các cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể. Thứ hai, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) ức chế giải phóng cytokine và hạn chế tình trạng viêm tại chỗ, giúp cải thiện quá trình chữa lành và tái tạo mô. Cuối cùng, huyết tương giàu tiểu cầu tạo ra các protein truyền tín hiệu chuyên biệt thu hút các tế bào bạch cầu (WBC), tăng cường khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cục bộ của cơ thể.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhiều có tốt không?

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị và phục hồi chấn thương, nhưng việc tiêm quá nhiều có thể không mang lại kết quả tốt hơn và có thể gây ra một số rủi ro. Mặc dù PRP là một liệu pháp tự nhiên sử dụng chính máu của người điều trị, việc lạm dụng tiêm PRP có thể dẫn đến các tác dụng phụ như viêm, đau, hoặc thậm chí làm chậm quá trình hồi phục do cơ thể không có đủ thời gian để tái tạo giữa các lần tiêm.

Mỗi trường hợp cần được đánh giá cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa để quyết định số lần tiêm và khoảng cách giữa các lần tiêm sao cho phù hợp. Do đó, tiêm PRP cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và theo một liệu trình cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.

Ứng dụng của huyết tương giàu tiểu cầu

Ứng dụng trong điều trị xương khớp

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được sử dụng rộng rãi trong y học để điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến chấn thương và viêm nhiễm. Các bệnh lý thường được điều trị bằng PRP bao gồm:

  • Viêm xương khớp: PRP có thể giúp giảm viêm, giảm đau, và cải thiện chức năng khớp ở những bệnh nhân bị viêm xương khớp, đặc biệt là ở khớp gối và hông. Liệu pháp này kích thích quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể, giúp tái tạo sụn khớp bị tổn thương.
  • Rách chóp xoay: PRP thường được sử dụng để điều trị rách chóp xoay, một chấn thương phổ biến ở vai. PRP thúc đẩy quá trình lành của các mô mềm và tăng cường sự tái tạo của các cơ và dây chằng bị tổn thương.
  • Viêm cân gan chân mãn tính: Trong trường hợp viêm cân gan chân mãn tính, khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả, PRP có thể giúp giảm viêm và đau ở gót chân bằng cách thúc đẩy quá trình lành của mô bị tổn thương và giảm viêm mãn tính.

Tiêm PRP điều trị xương khớp

Sử dụng PRP trong điều trị các bệnh lý này mang lại nhiều lợi ích do khả năng kích thích quá trình hồi phục tự nhiên, giảm đau và cải thiện chức năng của các mô và cơ quan bị tổn thương.

Ứng dụng trong nha khoa

PRP được sử dụng để thúc đẩy quá trình lành vết thương sau các phẫu thuật nha khoa như cấy ghép răng, nhổ răng hay phẫu thuật nướu. PRP giúp tăng cường sự tái tạo mô và xương, giảm sưng viêm và rút ngắn thời gian hồi phục.

Ứng dụng trong thẩm mỹ

PRP ngày càng phổ biến trong thẩm mỹ, đặc biệt trong các liệu pháp trẻ hóa da như tiêm PRP để làm mờ nếp nhăn, cải thiện độ đàn hồi và sắc tố da. PRP cũng được ứng dụng trong điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc bằng cách tiêm PRP vào da đầu để cải thiện sức khỏe của nang tóc và thúc đẩy sự mọc tóc mới.

Tiêm PRP trong làm đẹp và thẩm mỹ

Lưu ý trước khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Để đảm bảo quá trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến một số điều quan trọng trước khi thực hiện:

  • Trước khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc corticosteroid nào trong 2-3 tuần hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện tiêm.
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước trong vòng 24-48 tiếng trước khi thực hiện thủ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

Lưu ý sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), có một số điều cần lưu ý để hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Bệnh nhân nên hạn chế hoạt động trong 24 giờ đầu tiên sau khi tiêm và sau đó là hoạt động nhẹ trong tuần đầu tiên sau liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
  • Hầu hết bệnh nhân đều bị đau sau thủ thuật và kéo dài từ 1-10 ngày. Đây là 1 triệu chứng bình thường, điều đó chứng tỏ huyết tương giàu tiểu cầu bắt đầu phát huy tác dụng. Sau 2-4 tuần, các triệu chứng đau sẽ giảm và biến mất.

Tóm lại, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có thể mang lại hiệu quả cao nhưng việc tiêm nhiều lần không phải lúc nào cũng cần thiết. Để tối ưu hóa lợi ích và chi phí, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Phòng khám Vietlife là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Với đội ngũ PGS, TS, BS đầu ngành trong lĩnh vực thần kinh đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân gặp phải các vấn đề về thần kinh – cột sống – cơ xương khớp.

Đặt lịch khám ngay để được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về thần kinh tại Phòng khám Vietlife. Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Tư vấn chuyên môn bài viết

THS. BS CKII VÕ CHÂU DUYÊN