Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, tê chân, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như teo cơ, rối loạn cảm giác, thậm chí là liệt chi.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo, phương pháp chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay, hãy cùng theo dõi nhé!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Cột sống của con người được cấu tạo bởi các đốt sống, giữa các đốt là các đĩa đệm – cấu trúc mềm có nhân nhầy bên trong, đóng vai trò như “bộ giảm xóc”, giúp bảo vệ cột sống và tạo độ linh hoạt khi vận động.
Khi phần nhân nhầy này bị lệch ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống, tình trạng đó được gọi là thoát vị đĩa đệm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng phổ biến nhất là:
-
Thắt lưng (L4–L5, L5–S1)
-
Cổ (C5–C6, C6–C7)

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm hình thành từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
-
Lao động nặng, sai tư thế: Mang vác quá sức, cúi gập người, hoặc ngồi sai tư thế lâu ngày.
-
Tuổi tác: Từ tuổi trung niên, đĩa đệm mất dần độ đàn hồi, dễ bị rách và thoát vị.
-
Chấn thương: Tác động mạnh do tai nạn, ngã hoặc chơi thể thao.
-
Bệnh lý cột sống: Gù, vẹo, thoái hóa đĩa đệm làm tăng nguy cơ thoát vị.
-
Di truyền: Gia đình có người mắc bệnh sẽ làm tăng nguy cơ ở thế hệ sau.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển gồm:
-
Thừa cân – béo phì
-
Ngồi nhiều – vận động ít
-
Nghề nghiệp đặc thù: Công nhân, tài xế, nhân viên văn phòng, vận động viên…
Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm
Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện từ từ và có xu hướng nặng dần theo thời gian nếu không được điều trị. Mức độ biểu hiện phụ thuộc vào vị trí thoát vị (cổ hoặc thắt lưng), mức độ chèn ép rễ thần kinh và thể trạng từng người bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
-
Đau nhức: Tại thắt lưng, cổ; lan xuống chân, tay tùy vùng bị thoát vị.
-
Tê bì – rối loạn cảm giác: Cảm giác châm chích, kiến bò, tê lạnh tay/chân.
-
Yếu cơ – giảm lực: Khó nhấc chân, cầm nắm yếu, đi đứng loạng choạng.
-
Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
⚠ Lưu ý: Nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển mới phát hiện qua biểu hiện như teo cơ, rối loạn tiểu tiện, yếu liệt chi. Do đó, cần khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.
Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm
-
Teo cơ, yếu chi, mất khả năng vận động.
-
Rối loạn cơ vòng: Bí tiểu, tiểu không tự chủ.
-
Hội chứng chèn ép tủy hoặc đuôi ngựa: Gây mất cảm giác vùng mông, hậu môn.
-
Liệt vĩnh viễn nếu rễ thần kinh bị tổn thương nặng.
Đối tượng có nguy cơ cao
Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở các nhóm sau:
-
Người trên 35 tuổi, đặc biệt từ 40 trở đi do quá trình thoái hóa đĩa đệm tự nhiên.
-
Người lao động nặng, ngồi lâu sai tư thế như công nhân, tài xế, nhân viên văn phòng.
-
Người thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên cột sống, nhất là vùng thắt lưng.
-
Người từng bị chấn thương cột sống hoặc mắc các bệnh lý như thoái hóa, vẹo cột sống.
-
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đĩa đệm, cột sống.
Nhận diện sớm các yếu tố nguy cơ sẽ giúp phòng ngừa và can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả | Vietlife Clinic
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Để xác định chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng khám lâm sàng kết hợp khai thác tiền sử bệnh lý. Trong bước này, người bệnh sẽ được:
-
Kiểm tra độ căng cứng cơ lưng,
-
Đánh giá khả năng vận động các khớp,
-
Thực hiện các động tác như nâng chân, cúi gập người để xác định vị trí bị tổn thương và mức độ chèn ép dây thần kinh.
Tiếp theo, bác sĩ có thể tiến hành một số kiểm tra chức năng thần kinh, bao gồm:
-
Đánh giá trương lực cơ,
-
Kiểm tra phản xạ, cảm giác,
-
Kiểm tra khả năng phối hợp vận động.
Các bước này giúp phát hiện dấu hiệu tổn thương của dây thần kinh ngoại biên hoặc tủy sống, từ đó định hướng chẩn đoán chính xác hơn.
Các phương pháp cận lâm sàng thường được chỉ định:
-
Chụp X-quang: Giúp đánh giá cấu trúc xương cột sống, phát hiện các bất thường như thoái hóa, gù vẹo hoặc hẹp khe đĩa đệm.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, giúp xác định chính xác vị trí và mức độ thoát vị, cũng như tình trạng chèn ép rễ thần kinh.
-
CT scan: Thường được sử dụng khi không thể chụp MRI hoặc cần khảo sát chi tiết hơn về cấu trúc xương.
-
Chụp bao rễ thần kinh hoặc tủy sống có thuốc cản quang: Áp dụng trong các trường hợp phức tạp, giúp làm rõ mức độ chèn ép lên rễ thần kinh.
-
Đo điện cơ (EMG): Đánh giá khả năng dẫn truyền của xung thần kinh qua các cơ, hỗ trợ xác định vị trí và mức độ tổn thương, đồng thời phân biệt với các bệnh lý thần kinh khác.
Việc kết hợp khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra đánh giá toàn diện, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Việc điều trị được chỉ định dựa trên mức độ thoát vị và tình trạng của từng người bệnh. Đa số trường hợp có thể cải thiện bằng điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chèn ép thần kinh nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, phẫu thuật sẽ được cân nhắc.
Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) – áp dụng trong đa số ca bệnh:
-
Vật lý trị liệu: Giảm đau, giảm chèn ép, phục hồi vận động.
-
Thuốc: Giảm đau, giãn cơ, chống viêm (theo chỉ định bác sĩ).
-
Tập phục hồi chủ động: Bài tập tăng cường nhóm cơ nâng đỡ cột sống.
-
Hỗ trợ khác: Kéo giãn cột sống, châm cứu, mát-xa, nắn chỉnh (tùy trường hợp).
Tìm hiểu thêm: 7 bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm và thoái hoá cột sống lưng
Phẫu thuật – khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có dấu hiệu chèn ép thần kinh nặng:
-
Cắt bỏ đĩa đệm thoát vị
-
Nội soi lấy nhân đệm
-
Thay đĩa đệm nhân tạo (hiếm gặp)
Cách phòng ngừa tái phát và bảo vệ cột sống lâu dài
-
Giữ cân nặng hợp lý.
-
Tập luyện đều đặn: Ưu tiên bơi lội, yoga, đi bộ.
-
Ngồi – đứng – mang vác đúng tư thế.
-
Không hút thuốc, hạn chế rượu bia – giúp bảo vệ mạch máu nuôi dưỡng cột sống.
-
Khám định kỳ nếu có tiền sử đau cột sống hoặc từng điều trị thoát vị.
Giải pháp toàn diện “Chấm dứt đau lưng – Tái sinh vận động” tại Vietlife:
Hệ thống Y tế Vietlife mang đến giải pháp toàn diện “Chấm dứt đau lưng – Tái sinh vận động” với 4 điểm nổi bật:
- Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau nhờ protocol chuyên sâu cùng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đứng đầu là PGS.TS.BS. Kiều Đình Hùng – chuyên gia phẫu thuật cột sống với hơn 40 năm kinh nghiệm.
- Giảm đau an toàn – hiệu quả cao với các phương pháp hiện đại như: Tiêm phong bế rễ thần kinh, Đốt sóng cao tần (RFA), Bơm xi măng sinh học.
- Điều trị cá nhân hóa, xây dựng phác đồ sát với thể trạng, mục tiêu và mong muốn của từng bệnh nhân.
- Chăm sóc hậu điều trị toàn diện, ngăn ngừa tái phát nhờ bộ công cụ hỗ trợ tại nhà: Nhật ký đau lưng & Sổ tay chăm sóc.
Nhờ phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng và phục hồi vận động một cách toàn diện. Thống kê cho thấy, có đến 90% trường hợp đau lưng cấp có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tuần chỉ với các phương pháp điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật.
Lời kết
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt chi và sớm lấy lại khả năng vận động, chất lượng sống.
Tại Phòng khám Đa khoa Vietlife, chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện trong điều trị đau lưng – cột sống với đội ngũ PGS, TS, BS đầu ngành trong lĩnh vực cột sống. Tại đây, bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng và xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, bao gồm điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc phù hợp và các phương pháp hỗ trợ. Với kinh nghiệm điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân, Vietlife cam kết giúp bạn cải thiện sức khỏe não bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hãy đặt lịch khám ngay để được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tại Phòng khám Vietlife. Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tư vấn chuyên môn bài viết
PGS. TS. NGUYỄN LÊ BẢO TIẾN