Ung thư cổ tử cung luôn đứng trong TOP 10 loại ung thư hay gặp nhất tại Việt Nam với 4612 ca mắc mới và 2571 ca tử vong mỗi năm. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu khiến nhiều người chủ quan, bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phát triển tại cổ tử cung, phần thấp nhất của tử cung nối liền với âm đạo. Bệnh xảy ra khi các tế bào tại khu vực này phát triển bất thường, phân chia không kiểm soát và có khả năng lan rộng sang các cơ quan khác.
Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung thường liên quan đến virus HPV. Đặc biệt là các chủng như 16,18 có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung lên khoảng 50-100 lần. Rất may, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị HPV bằng các xét nghiệm chẩn đoán trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những xét nghiệm gì?
Ngoài xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu, nước tiểu và một số chẩn đoán thăm dò hình ảnh để đánh giá chức năng toàn cơ thể, tầm soát ung thư cổ tử cung thường gồm thêm các xét nghiệm: soi tươi dịch âm đạo, Pap Smear Test (PAP) hoặc Test Thinprep và xét nghiệm virus HPV.
Soi dịch tươi âm đạo
Soi dịch tươi âm đạo là xét nghiệm chẩn đoán sử dụng dịch âm đạo để kiểm tra dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm ở âm đạo, gồm nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như Trichomonas, Candida. Đây là một xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng và hữu ích để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng âm đạo, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Xét nghiệm PAP
PAP giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường của tế bào ở cổ tử cung, bao gồm các tế bào tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm. Bằng cách lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể phát hiện sự thay đổi bất thường, dấu hiệu cảnh báo ung thư hoặc các bệnh lý khác như viêm nhiễm cổ tử cung, nhiễm nấm Candida,…Phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap định kỳ, thường 3 năm một lần hoặc tùy theo độ tuổi và yếu tố nguy cơ của từng người.
Test Thinprep
Test Thinprep là một dạng xét nghiệm cải tiến hơn của PAP bằng cách sử dụng kỹ thuật thu mẫu và xử lý tế bào tiên tiến hơn. Cụ thể, thay vì bôi trực tiếp lên lam kính như PAP truyền thống, mẫu tế bào trong ThinPrep được đưa vào một dung dịch bảo quản đặc biệt. Sau đó, mẫu sẽ được xử lý bằng máy móc tự động để loại bỏ các tạp chất không cần thiết, giúp tạo ra một lớp tế bào mỏng, rõ ràng và dễ dàng quan sát hơn dưới kính hiển vi.
So với PAP, Thinprep có rất nhiều ưu điểm nổi trội:
- Cho kết quả có độ chính xác cao
- Phát hiện các bất thường tốt hơn
- Có thể sử dụng mẫu đã thu thập để kiểm tra HPV mà không cần thu thập lại.
- Thời gian xử lý nhanh hơn nhờ vào kỹ thuật tự động.
Xét nghiệm HPV
Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp xác định xem phụ nữ có nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó đánh giá nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng vì nó có thể phát hiện nguy cơ trước khi có bất kỳ thay đổi tế bào nào.
Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 21 đến 65. Tuy nhiên, tần suất và loại xét nghiệm phù hợp sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe cá nhân.
Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi
Phụ nữ trong độ tuổi này nên thực hiện xét nghiệm Pap mỗi 3 năm. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, không cần thực hiện thêm xét nghiệm HPV, vì nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung trong giai đoạn này là tương đối thấp.
Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi
Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, có hai lựa chọn tầm soát. Bạn có thể chọn thực hiện xét nghiệm Pap mỗi 3 năm hoặc kết hợp xét nghiệm Pap và HPV mỗi 5 năm. Việc kết hợp này sẽ giúp phát hiện nguy cơ sớm hơn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Phụ nữ trên 65 tuổi
Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng tầm soát nếu trước đó đã có ít nhất 3 lần xét nghiệm Pap hoặc 2 lần xét nghiệm HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm và không có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi bất thường khác.
Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung
Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc rất nhiều vào loại xét nghiệm và cơ sở y tế mà bạn chọn. Xét nghiệm PAP truyền thống thường có chi phí thấp hơn, dao động từ 300.000 đến 700.000 VNĐ. Trong khi đó, xét nghiệm ThinPrep, do sử dụng công nghệ hiện đại và cho kết quả chính xác hơn, có chi phí từ 800.000 đến 1.500.000 VNĐ. Nếu bạn thực hiện thêm xét nghiệm HPV để kiểm tra nguy cơ nhiễm virus, chi phí có thể tăng lên từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ.
Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là một bước quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Để thực hiện xét nghiệm này, phụ nữ có thể đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa phụ sản hoặc các trung tâm y tế có uy tín. Bạn nên ưu tiên các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Phòng khám Vietlife là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với đội ngũ PGS, TS, BS đầu ngành trong lĩnh vực Y tế. Bên cạnh đó, Phòng khám Vietlife tự hào là đơn vị tiên phong sở hữu 7 máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla hiện đại từ Siemens, thương hiệu uy tín đến từ Đức cùng các trang thiết bị xét nghiệm, siêu âm tiên tiến giúp thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Với phong cách làm việc tận tâm, chuyên nghiệp cùng các giải pháp đồng bộ, Vietlife cam kết mang đến trải nghiệm an tâm cho quý khách hàng.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy tầm soát ung thư cổ tử cung ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và hạnh phúc gia đình bạn.
Đặt lịch khám ngay để được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về thần ung bướu tại Phòng khám Vietlife. Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tư vấn chuyên môn bài viết
TS. BS NGUYỄN VĂN HƯNG