Tê tay khi ngủ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Tê bì các ngón tay và lòng bàn tay khiến giấc ngủ chập chờn, thậm chí mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài, đó là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị tê tay khi ngủ trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng tê tay khi ngủ là gì?

Tê tay khi ngủ là cảm giác mất hoặc giảm cảm giác ở bàn tay, ngón tay. Thường biểu hiện bởi các triệu chứng:

  • Tê bì các đầu ngón tay, cảm giác như kiến bò hoặc kim châm.
  • Tay bị cứng đơ nhẹ, khó cử động linh hoạt ngay khi mới tỉnh dậy.
  • Đau lan từ cổ tay lên cẳng tay hoặc vai, nhất là sau khi hoạt động lặp đi lặp lại trong ngày hôm trước.
  • Yếu cơ, giảm lực cầm nắm, đặc biệt khi tình trạng tê kéo dài.
  • Nóng rát hoặc tê râm ran tăng lên vào ban đêm, khiến người bệnh tỉnh giấc giữa chừng.

Triệu chứng tê có thể thoáng qua hoặc kéo dài cả đêm lẫn ngày tùy theo nguyên nhân. Người bệnh có thể thấy bình thường trở lại sau khi nghỉ ngơi, xoa bóp hoặc thay đổi tư thế. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngày càng nặng và lặp lại thường xuyên, đó là dấu hiệu đáng báo động.

Nguyên nhân phổ biến gây tê tay khi ngủ

Hội chứng ống cổ tay –  nguyên nhân hàng đầu

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa (median nerve) bị chèn ép trong một không gian hẹp gọi là ống cổ tay – nơi bao gồm các gân gấp và dây thần kinh đi qua. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tê tay, đặc biệt là tê tay khi ngủ.

Đối tượng dễ mắc hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Người làm việc sử dụng tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài: nhân viên văn phòng thường xuyên gõ máy tính, thợ may, đầu bếp, công nhân dây chuyền sản xuất… là những nhóm đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa do vận động cổ tay lặp đi lặp lại.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ thường giữ nước, dễ bị phù nề, đặc biệt ở tay và chân. Điều này làm tăng áp lực trong ống cổ tay gây chèn ép dây thần kinh, làm tê tay, râm ran khó chịu về đêm.
  • Người mắc bệnh lý nền: Các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hay suy giáp có thể làm tổn thương hoặc gây viêm các dây thần kinh ngoại biên, trong đó có dây thần kinh giữa ở cổ tay. 
  • Người trung niên, đặc biệt là phụ nữ sau 40 tuổi: đây là nhóm có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay do thay đổi nội tiết tố và lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi các mô mềm quanh cổ tay không còn linh hoạt, ống cổ tay dễ bị thu hẹp và gây chèn ép dây thần kinh.

Tư thế ngủ không phù hợp

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và ít nghiêm trọng nhất. Khi nằm đè lên tay hoặc gập cổ tay quá mức khiến lưu thông máu bị hạn chế. Điều này gây ra cảm giác tê bì tạm thời cho người bệnh. Sau khi thay đổi tư thế hoặc cử động tay một lúc, cảm giác này sẽ giảm dần.

Thiếu máu nuôi dưỡng chi trên

Tình trạng tuần hoàn kém hoặc rối loạn mạch máu có thể khiến lượng máu đến tay không đủ, đặc biệt khi ngủ. Điều này gây ra cảm giác tê bì, lạnh tay, thậm chí là đau nhức. Người lớn tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp thấp… thường dễ gặp tình trạng này.

Bệnh lý thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm vùng cổ gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối tay. Người bệnh thường cảm thấy tê từ cổ lan xuống vai, cánh tay và bàn tay. Tê tay vào ban đêm hoặc sáng sớm có thể kèm theo cứng cổ, đau lan dọc cánh tay,…

Tê tay khi ngủ do Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Tê tay khi ngủ do Hội chứng ống cổ tay là triệu chứng tưởng như đơn giản nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị phù hợp có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sinh hoạt và thẩm mĩ không thể phục hồi.

Hạn chế vận động bàn tay

Tê tay khiến các động tác như cài nút áo, viết, đánh máy, cầm đũa… bắt đầu gặp khó khăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Mất ngủ, giảm chất lượng cuộc sống

Tê buốt kéo dài về đêm khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ. Nếu kéo dài tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi và suy giảm sức khỏe đáng kể.

Teo cơ ngón cái, yếu bàn tay

Khi bệnh tiến triển nặng, cơ ở ô mô cái sẽ teo dần do mất chức năng vận động – tình trạng này không thể hồi phục nếu đã muộn.

Mất khả năng phục hồi hoàn toàn 

Khi dây thần kinh bị tổn thương kéo dài sẽ dẫn đến teo cơ. Ngay cả khi được điều trị, bàn tay cũng khó lấy lại được cảm giác và sức mạnh ban đầu.

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị tê tay khi ngủ và thấy tình trạng nặng dần theo thời gian, đừng chần chừ – Hãy đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng không thể phục hồi.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Các phương pháp này bao gồm kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm chức năng thần kinh:

Khám lâm sàng:

  • Dấu hiệu Tinel: Chạm nhẹ vào ống cổ tay. Nếu dây thần kinh trụ bị chèn ép, bạn sẽ cảm thấy ngứa râm ran lan ra bên ngoài.
  • Dấu hiệu Phalen: Gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút, nếu dây thần kinh trụ bị chèn ép sẽ gây tê tới các đầu ngón tay.

Điện cơ đồ (EMG):

  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, xác định mức độ tổn thương. Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh

Siêu âm hoặc MRI:

  • Giúp phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa và loại trừ các nguyên nhân khác.

Chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả hội chứng ống cổ tay. Điều này cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài có thể xảy ra.

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Điều trị bảo tồn (giai đoạn sớm)

Đây là các biện pháp khá đơn giản, chủ yếu dựa trên việc thay đổi lối sống, thói quen hàng ngày. Điều này để giúp dây thần kinh được thư giãn, hạn chế triệu chứng tê bì chân tay, đau nhức, mất cảm giác ở bàn tay,… Tuy nhiên, điều trị bảo tồn chỉ hiệu quả khi được thực hiện ở giai đoạn sớm. Nếu triệu chứng kéo dài trên 6 tháng và ảnh hưởng chức năng tay, cần cân nhắc phẫu thuật.

Phẫu thuật giải chèn ép – Giải pháp triệt để

Không phải tất cả trường hợp tê tay đều cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa thất bại: Người bệnh dùng thuốc, mang nẹp cổ tay, tập vật lý trị liệu… nhưng không cải thiện hoặc tái phát.
  • Có dấu hiệu teo cơ mô cái rõ ràng: Mô cái là khối cơ ở gốc ngón cái, hỗ trợ cử động nắm và kẹp. Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép lâu ngày, teo cơ mô cái có thể xảy ra. Lúc này phần cơ mô cái xẹp đi khiến tay yếu không thể cầm nắm chắc.
  • Giảm hoặc mất cảm giác vùng đầu ngón tay: Tổn thương thần kinh cảm giác gây mất cảm nhận nhiệt, đau khi chạm nhẹ. Điều này làm ảnh hưởng sinh hoạt và tăng nguy cơ bỏng, chấn thương mà không nhận biết.
  • Kết quả điện cơ cho thấy chèn ép dây thần kinh ở mức độ vừa và nặng: Đo điện cơ (EMG) là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa. Dẫn truyền chậm hoặc mất cho thấy thần kinh bị chèn ép. Người bệnh cần can thiệp kịp thời để tránh tổn thương khó hồi phục.

Tê tay do Hội chứng ống cổ tay – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng tê tay khi ngủ kéo dài, kèm theo buốt, râm ran các ngón tay khiến bạn mất ngủ, thì rất có thể bạn đang gặp phải Hội chứng ống cổ tay. Đừng chủ quan tự điều trị bằng mát-xa hay vật lý trị liệu kéo dài mà không cải thiện.

Thăm khám và điều trị cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Vũ Anh – chuyên gia trong điều trị hội chứng ống cổ tay bằng tiểu phẫu an toàn, thẩm mỹ, giúp nhiều người thoát khỏi tê tay kéo dài và trở lại cuộc sống thường nhật.
Phát hiện sớm – can thiệp kịp thời là cách duy nhất để tránh biến chứng nặng như teo cơ, mất cảm giác hoặc giảm vĩnh viễn chức năng bàn tay.

Đặt lịch khám ngay để được thăm khám trực tiếp bởi Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Vũ Anh tại Phòng khám Vietlife. Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Tư vấn chuyên môn bài viết

THS. BS ĐỖ VŨ ANH