Trong những năm gần đây, đau rễ thần kinh đã trở thành một bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều người trẻ tuổi. Tình trạng này gây ra những cơn đau kéo dài ảnh hưởng sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chèn ép rễ thần kinh và các phương pháp điều trị hiệu quả.
Đau rễ thần kinh là gì?
Đau rễ thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của rễ thần kinh cột sống, gây ra đau, tê, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân. Khi đau xuất hiện ở các rễ thần kinh thắt lưng, nó gây ra đau thần kinh tọa; khi xuất hiện ở các rễ thần kinh cổ, nó gây ra đau, tê, ngứa ran và yếu ở vai, cánh tay, cổ tay và bàn tay.
Triệu chứng và dấu hiệu
Các triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh rất đa dạng, do đây là tập hợp các bệnh lý liên quan đến viêm và tổn thương rễ thần kinh cột sống. Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của rễ thần kinh bị ảnh hưởng, điển hình như sau:
- Đau nhức ở lưng dưới, chân hoặc bàn chân, cơn đau lan theo dây thần kinh
- Co thắt cơ thắt lưng
- Ngứa ran
- Tê
- Cảm giác nóng hoặc lạnh
- Cảm giác như bị sốc điện
- Có thể yếu cơ, khó khăn trong vận động
Nguyên nhân gây đau rễ thần kinh
Bệnh lý liên quan đến xương khớp
Ngày nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp ngày càng tăng và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi đối mặt với thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống hay gai cột sống, bệnh nhân cần chủ động theo dõi và điều trị tích cực. Việc bỏ qua điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn đến các biến chứng xấu như hội chứng rễ thần kinh.
Ngoài ra, cũng không nên xem nhẹ các bệnh lý như lao cột sống, u cột sống hoặc nhiễm trùng, bởi chúng có thể gây ra đau rễ thần kinh.
Do thói quen ăn uống và sinh hoạt
Trong làm việc và sinh hoạt hàng ngày, việc duy trì những tư thế không đúng trong thời gian dài, cột sống có thể bị chấn thương. Việc không chữa trị triệt để những chấn thương đó sẽ dẫn đến cơn đau rễ thần kinh và gây ra nhiều trở ngại cho bệnh nhân.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết hội chứng rễ thần kinh thường gặp ở những người thừa cân, béo phì. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn, cột sống phải chịu áp lực lớn hơn, làm tăng nguy cơ tổn thương. Do đó, người thừa cân, béo phì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên cột sống.
Chẩn đoán đau rễ thần kinh
Bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng rễ thần kinh dựa trên các triệu chứng lâm sàng, khám thực thể, và các xét nghiệm bổ trợ. Tùy vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định vùng tổn thương là rễ thần kinh cổ, ngực, hay thắt lưng.
Mỗi vị trí tổn thương đòi hỏi các phương pháp khám và nghiệm pháp phù hợp, bao gồm đánh giá hình thái cột sống (như cong, vẹo, hay gù), kiểm tra sự liên tục của các đốt sống và các dấu hiệu khác nhằm xác định có sự chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh hay không.
Một số xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
- X-quang: Giúp phát hiện gãy xương, gai xương, hẹp khe đốt sống và loãng xương.
- CT-scan: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn X-quang và thường được sử dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
- MRI: Đánh giá tình trạng chèn ép rễ thần kinh và tổn thương mô mềm liên quan.
- Điện cơ (EMG): Giúp xác định rễ thần kinh bị tổn thương và liệu tình trạng bệnh có liên quan đến các bệnh lý khác như đái tháo đường hay không.
Cách chữa đau rễ thần kinh
Vật lý trị liệu
Phương pháp không xâm lấn này mang lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập kéo giãn, xoa nắn mô mềm, và giảm áp lực cột sống. Những kỹ thuật này giúp tăng cường chức năng cột sống và giải phóng áp lực ở rễ thần kinh bị chèn ép, góp phần cải thiện triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Sử dụng thuốc
Để giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc uống cho người bệnh. Điều quan trọng là chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và không tự ý thay đổi liều lượng.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Thường được dùng để giảm đau ở mức độ trung bình trở lên, với các loại như meloxicam, ibuprofen,… Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
- Thuốc giãn cơ: Được kê đơn khi bệnh nhân có tình trạng co cứng cơ nghiêm trọng, giúp cơ giãn ra, giảm đau và giảm tình trạng chèn ép, kích thích rễ thần kinh.
- Corticosteroid: Là thuốc giảm đau kháng viêm mạnh, có thể được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào vùng tổn thương.
- Thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin: Thường được chỉ định khi cơn đau của bệnh nhân ở mức độ nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được áp dụng khi cơn đau trở nên quá dữ dội khiến bệnh nhân không thể chịu đựng, hoặc khi có nguy cơ cao dẫn đến liệt vận động và teo cơ. Quá trình phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, đồng thời giúp ổn định cột sống và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Phòng ngừa đau rễ thần kinh
Để giảm nguy cơ mắc bệnh đau rễ thần kinh cột sống, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý và ổn định.
- Rèn luyện thể thao thường xuyên với mức độ vừa phải.
- Trong sinh hoạt và lao động, cần cẩn trọng để tránh chấn thương.
- Tập trung điều trị các bệnh lý có thể gây đau rễ thần kinh cột sống.
- Xây dựng một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và duy trì lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng.
Đau rễ thần kinh cột sống có thể là kết quả của chấn thương hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác. Để xác định chính xác nguyên nhân, ngay khi có dấu hiệu bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám để biết rõ tình trạng và có hướng điều trị bệnh phù hợp.
Phòng khám Vietlife là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Với đội ngũ PGS, TS, BS đầu ngành trong lĩnh vực thần kinh đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân gặp phải các vấn đề về cột sống như thần kinh, cột sống, cơ xương khớp, ung thư,…giúp người bệnh duy trì sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặt lịch khám ngay để được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tại Phòng khám Vietlife. Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tư vấn chuyên môn bài viết
BS CKII VŨ VĂN CƯỜNG